Lưu trữ

Archive for the ‘Biển Đông’ Category

Mỹ-Nhật cam kết gìn giữ an ninh châu Á Thái Bình Dương


Hàng không mẫu hạm USS George Washington

Việt HàRFA

Ngày cuối tháng 4 vừa qua, Hoa Kỳ bận rộn với các cuộc gặp với lãnh đạo các nước đồng minh quan trọng tại châu Á.

Một trong các cuộc gặp quan trọng diễn ra vào ngày 30 tháng 4 vừa qua là giữa Tổng thống Hoa Kỳ, Barack Obama với thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda. Bản tuyên bố chung hai nước sau cuộc gặp tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của mối liên minh hai nước cũng như mối quan tâm chung của Mỹ và Nhật tại khu vực châu Á Thái Bình Dương. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Biển Đông

Nga ‘không đứng về phe nào’ ở Biển Đông


Gazprom đạt thỏa thuận hợp tác với PetroVietnam ở khu vực mà Trung Quốc xem là vùng tranh chấp
BBC

Một chuyên gia người Nga xác nhận với BBC rằng Nga sẽ không đứng về phía nào trong trường hợp xảy ra xung đột ở Biển Đông.

Tuy vậy, tiến sĩ Victor Sumsky, giám đốc Trung tâm ASEAN thuộc trường Đại học Quan hệ Quốc tế Moscow, nói với Lê Quỳnh rằng “quan hệ đặc biệt của Moscow với cả Bắc Kinh và Hà Nội” có thể góp phần giúp giảm căng thẳng.
Xem chi tiết…

Chuyên mục:Biển Đông

ASEAN và tham vọng đạt được COC vào cuối năm 2012


Source unclos. Bản đồ biển Đông và vùng chủ quyền “Lưỡi Bò” theo Trung Quốc.
Việt HàRFA, Bangkok

ASEAN mong muốn đạt được một bộ quy tắc về ứng xử của các bên trên biển Đông vào cuối năm nay.

Tuy nhiên những căng thẳng đang gia tăng trên biển Đông thời gian gần đây cùng với những chia rẽ hiện có trong ASEAN dường như đang làm cho mục tiêu này của ASEAN đang ngày càng trở nên xa vời. Việt Hà có bài tìm hiểu và tường trình.

Kết thúc hội nghị thượng đỉnh ASEAN vào hồi đầu tháng 4 vừa qua, các nước ASEAN đưa ra một mục tiêu đầy tham vọng là hoàn tất bản thảo COC vào tháng 7 và đi đến ký kết với Trung Quốc vào cuối năm nay. Tham vọng này của các nước ASEAN trên thực tế đang gặp phải rất nhiều khó khăn làm cho mục tiêu đề ra đang dường như quá xa vời.
Xem chi tiết…

Chuyên mục:Biển Đông

Biển Đông Khó Lường

Trần Khải

Tình hình Biển Đông thực sự khó lường trước.

Bởi vì, những câu hỏi có thể nêu ra, thí dụ, căng thẳng biển Đông có thể sẽ giảm hoặc biến mất nếu Phi Luật Tân đồng ý mời công ty Trung Quốc vào khai thác dầu khí chung ở Biển Tây Phi (theo tên gọi của Manila) hay Biển Đông (theo cách VN gọi)? Hay thí dụ, Khối ASEAN có cách nào làm êm sóng Biển Đông bằng cách lạng qua lạng lại giữa Mỹ và TQ? Hay là, nếu giới tướng lãnh TQ vì tranh chấp quyền lực nội bộ sẽ có thể kêu gọi hung hăng thêm Biển Đông?
Xem chi tiết…

Chuyên mục:Biển Đông

Khuấy động Biển Đông

Trần Ngọc Cư dịch

Trung Quốc (TQ) là một trong những kẻ thù nguy hiểm nhất của chính mình trên Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông], khi mà các chính quyền địa phương và các cơ quan TQ thi nhau giành giựt quyền hành và ngân sách, châm ngòi cho những căng thẳng với các nước láng giềng, điển hình là vụ chạm trán mới nhất giữa Bắc Kinh và Philippines. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Biển Đông

Vùng nước đục: Mỹ, Trung Quốc và Biển Đông

NCBĐ

Tình trạng bế tắc tại Scarborough giữa Trung Quốc và Philippines là sự kiện mới nhất thể hiện sự cạnh tranh chiến lược đang gia tăng giữa một bên là Trung Quốc và một bên là Mỹ và các đồng minh. Cách phản ứng của Mỹ có thể quyết định hòa bình ở khu vực.

Cuộc khủng hoảng gần nhất xảy ra sau khi lực lượng hải quân Philippines nhỏ bé, với chiếc tàu tuần duyên cũ mua của Mỹ được coi như soái hạm mới, cố bắt ngư dân Trung Quốc mà theo Hải quân Philippines là đang hoạt động bất hợp pháp gần bãi Hoàng Nham. Xem chi tiết…

Tập trận chung trên biển Đông giữa lúc đối đầu.


Việt-Long, RFA

Giữa lúc cuộc tranh chấp lãnh hải ở biển Đông đang sôi động thì ba chiến hạm của đệ thất hạm đội Hoa Kỳ bắt đầu cuộc thao dượt ba ngày với hải quân Việt Nam, chiến hạm Trung Quốc thăm cảng thành phố Hồ Chí Minh, và hải quân Mỹ-Philippines mở cuộc tập trận chung. Những sự kiện này có ý nghĩa gì, gây ảnh hưởng đến tình hình ba nước Việt- Hoa-Phi ra sao?

Ý nghĩa hai cuộc tập trận chung của hải quân Hoa Kỳ
Xem chi tiết…

Chuyên mục:Biển Đông

Trung Quốc cho xây dựng cầu cảng xác quyết chủ quyền tại Hoàng Sa


Quần đảo Hoàng Sa. fr.wikipedia.fr

Anh Vũ

Theo AP, hôm qua 26/04/2012, chính phủ Trung Quốc thông báo đồng ý với kế hoạch phát triển du lịch và đánh bắt cá trong khu vực Biển Đông của tỉnh Hải Nam. Trong kế hoạch này, có việc xây dựng cầu cảng lớn tại quần đảo Hoàng Sa. Hành động xác quyết chủ quyền trên vùng biển đang tranh chấp đã bị Việt Nam phản đối. Xem chi tiết…

Chuyên mục:Biển Đông